Chương trình, nội dung giáo dục

1. Ngoại ngữ
a) Tiếng Anh
- Đối tượng là học sinh mẫu giáo: Sử dụng bộ tài liệu Touch English - Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Vietkindertech.
- Đối tượng là học sinh tiểu học:
+ Học sinh lớp 1, 2: Sử dụng bộ tài liệu First and Friends 2nd Edition 1, 2 - Tác giả Susan Iannuzzi, Nhà xuất bản Oxford University Press UK;
+ Học sinh lớp 3, 4, 5: Sử dụng bộ tài liệu I-Learn Smart Start 3, 4, 5 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; bộ tài liệu Family and Friends Grade 3, 4, 5 - Nhà xuất bản Oxford University Press;
- Đối tượng là học sinh phổ thông (lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12): Sử dụng bộ tài liệu Solutions Grade 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 - Công ty cổ phần giáo dục Đại Trường Phát;
- Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên...: Sử dụng bộ tài liệu tiếng Anh giao tiếp New English File của Nhà xuất bản Oxford với 6 cấp độ (Beginner = A; Elementary = A1 & A2; Pre - Intermediate = B1; Intermediate = B1 & B2; Upper - Intermediate = B2 & C1; Advanced = C2).
b) Tiếng Nhật (Dự kiến tổ chức thực hiện sau khi khảo sát tuyển sinh mở lớp đủ số lượng, có hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy đảm bảo và trình cấp có thẩm quyền là Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi mở lớp).
Thực hiện chương trình đào tạo từ 350 tiết cho mỗi cấp độ (tùy yêu cầu thực tế của mỗi lớp học, khoá học).
Sử dụng giáo trình tiếng Nhật trình độ N5, N4, N3 dùng cho người Việt Nam (BETONAMUJINYO NIHONGOKYOKASHO N5, N4, N3) và tài liệu tiếng Nhật phù hợp khác, đảm bảo theo quy định hiện hành... Chương trình giảng dạy do Trung tâm tiếng Nhật và tư vấn du học Đông Đô trực thuộc Công ty TNHH Thương mại Hảo Phát KOP biên soạn và phát hành. 
Sử dụng chương trình tiếng Nhật bậc 1, bậc 2 của Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp. Kế hoạch giảng dạy được thực hiện theo hướng dẫn của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và theo quy định hiện hành. Giáo trình cụ thể:
- Sách Kanji bản sơ cấp 300 (Phiên bản sửa đổi); Tác giả: Naoko Sato và Jinko Sasaki; Nhà xuất bản: Kokusho Kankokai;
- Sách Minna no Nihongo - Tiếng Nhật sơ cấp I và II, phiên bản 2 (Phiên bản dịch và Giải thích Ngữ pháp - Tiếng Việt và Phiên bản tiếng Nhật); Sách Minna no Nihongo - Tiếng Nhật sơ cấp I, II: Sách bài tập - Tập 1, 2; Luyện tập mẫu câu - Tập 1, 2; 25 bài đọc hiểu sơ cấp - Tập 1, 2; 25 bài nghe hiểu sơ cấp - Tập 1, 2 do Công ty cổ phần 3A Corporation phát hành;
- Sách nhập môn tiếng Nhật - Bản tiếng Việt của tác giả Jimmy Nguyễn.
c) Tiếng Hàn Quốc (Dự kiến tổ chức thực hiện sau khi khảo sát tuyển sinh mở lớp đủ số lượng, có hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy đảm bảo và trình cấp có thẩm quyền là Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi mở lớp).
Thực hiện chương trình đào tạo từ 60 giờ học cho mỗi cấp độ (tùy yêu cầu thực tế của mỗi lớp học, khoá học).
Sử dụng giáo trình chính tiếng Hàn tổng hợp quyển 1, quyển 2... dành cho người Việt Nam của MCBooks do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành và sử dụng giáo trình phụ tiếng Hàn Visang sơ cấp 1, sơ cấp 2... Giáo trình tiếng Tiếng Hàn tổng hợp quyển 1, Tiếng Hàn Visang sơ cấp 1 đã được sử dụng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học cho khoá học trong năm học 2023-2024 và năm học 2024-2025.
Giáo trình trên cũng đã được Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đưa vào sử dụng và cung cấp. Kế hoạch giảng dạy được thực hiện theo hướng dẫn của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và theo quy định hiện hành.
d) Tiếng Trung Quốc (Dự kiến tổ chức thực hiện sau khi khảo sát tuyển sinh mở lớp đủ số lượng, có hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy đảm bảo và trình cấp có thẩm quyền là Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi mở lớp).
Sử dụng giáo trình Hán Ngữ tập 1 (Quyển Thượng và Quyển Hạ), tập 2 (Quyển Thượng và Quyển Hạ) của MCBooks do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành và được Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp. Kế hoạch giảng dạy được thực hiện theo hướng dẫn của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và theo quy định hiện hành.

2. Tin học
Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng ôn tập từ 60 đến 120 tiết. Sử dụng Chương trình chi tiết và tài liệu giảng dạy do Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Điện Biên biên soạn, đáp ứng Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản gồm 06 mô đun được biên soạn theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Lớp bồi dưỡng kiến thức văn hoá các môn học, cấp học
- Bồi dưỡng kiến thức văn hóa các môn học từ lớp 6 đến lớp 12 (môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Sinh, Sử…). Cụ thể, giai đoạn đầu gồm có:
+ Môn Toán (lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12);
+ Môn Vật lý (lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12);
+ Môn Hoá (lớp 9, 10, 11, 12);
+ Môn Tiếng Anh (lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12);
+ Môn Ngữ văn (lớp 10, 11, 12).
- Các chương trình bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức các môn văn hóa cơ bản khác đáp ứng nhu cầu của người học. Phụ đạo, bồi dưỡng nâng cao các môn học nhằm bổ trợ chương trình giáo dục phổ thông, tập trung vào các môn thi chuyển cấp, tuyển sinh đầu vào các trường chuyên nghiệp:
+ Chương trình ôn tập hệ thống kiến thức chuyển cấp vào lớp 10: Luyện thi cho học sinh lớp 9 các trường THCS thi vào lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn và các Trường THPT, Phổ thông DTNT khác trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn cho học sinh làm quen với phương pháp học mới ở bậc học THPT.
+ Chương trình ôn tập hệ thống kiến thức THPT để đánh giá năng lực dự thi vào các trường chuyên nghiệp:
  • Ôn tập hệ thống kiến thức THPT cho học sinh lớp 10, 11, 12 vào các trường chuyên nghiệp, tư vấn cho phụ huynh và học sinh trong việc chọn trường thi tuyển.
  • Làm quen với phương pháp học mới ở các trường chuyên nghiệp.
+ Các lớp học kèm (từ 1-5 học viên) Trung tâm sẽ tổ chức kèm riêng đối với những học viên kiến thức còn yếu nhằm bổ sung và củng cố kiến thức, làm quen dần với các dạng bài tập nâng cao, giúp các em ngày càng yêu thích môn học.
- Chương trình ôn thi học sinh giỏi các cấp:
  • Ôn tập theo từng chuyên đề, tập trung ôn trọng tâm kiến thức lớp cuối cấp lớp 9, 12 kết hợp với rà soát toàn bộ kiến thức của các cấp học THCS và THPT. Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức đồng thời rèn luyện các kỹ năng giải bài và ôn luyện nâng cao với các dạng bài khó.
  • Tổng ôn và kết hợp giải các đề thi các cấp học, giúp học sinh có kinh nghiệm làm đề thi, hướng dẫn cách trình bày bài thi, các phương pháp giải nhanh đề thi, rèn luyện tâm lý khi đi thi.
 
4. Lớp bồi dưỡng văn hoá, nghệ thuật
- Mở các lớp năng khiếu văn hóa, nghệ thuật sẽ gồm các môn: thanh nhạc, hội họa… Qua khóa học bồi dưỡng giúp học sinh phát triển kỹ thuật thanh nhạc và các bộ môn nghệ thuật hội họa bài bản, phát triển tài năng nghệ thuật đúng sở trường, năng lực của bản thân. Lồng ghép các kỹ năng khác vào trong các nội dung chương trình nhằm phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên.
- Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật.
- Giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội;  giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Chương trình bồi dưỡng thanh nhạc: Học viên sẽ được hướng dẫn cách sử dụng hơi một cách hiệu quả để tạo ra âm thanh mạnh mẽ và ổn định, điều chỉnh thanh giọng, ngân giọng và rung giọng để biểu diễn âm nhạc một cách linh hoạt và phong phú.
+ Mục tiêu chương trình:
  • Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thanh nhạc cho học viên ở nhiều độ tuổi.
  • Trang bị kiến thức nền tảng về kỹ thuật thanh nhạc, cảm thụ âm nhạc và biểu diễn.
  • Rèn luyện kỹ năng xử lý bài hát, biểu cảm sân khấu và phong cách trình diễn.
  • Hỗ trợ học viên chuẩn bị cho các kỳ thi năng khiếu, tuyển sinh vào các trường nghệ thuật, hoặc tham gia các cuộc thi âm nhạc.
  • Xây dựng sự tự tin, kỷ luật học tập và niềm yêu thích nghệ thuật trong cộng đồng.
+ Đối tượng tuyển sinh
  • Thiếu nhi từ 6 tuổi trở lên có đam mê hoặc năng khiếu ca hát.
  • Học sinh, sinh viên có định hướng thi vào các trường nghệ thuật chuyên ngành thanh nhạc.
  • Người lớn, giáo viên âm nhạc, người đi làm có nhu cầu nâng cao kỹ năng thanh nhạc để phục vụ công việc hoặc biểu diễn.
  • Các cá nhân yêu thích thanh nhạc muốn học để biểu diễn nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp.
+ Thời lượng chương trình: Chia thành nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu. Ban đầu dự kiến Trung tâm sẽ tổ chức theo Phụ lục nội dung, chương trình chi tiết kèm theo.
- Chương trình bồi dưỡng mỹ thuật, các hoạt động: Học viên học vẽ tranh sẽ được hướng dẫn cách vẽ tranh theo các kỹ thuật khác nhau như pastel, màu nước, acrylic, và graphite. Trẻ cũng có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc tự do sáng tác…
- Bồi dưỡng về hoạt động tập thể, kỹ năng mềm:
  • Hoạt động nhóm: Học viên sẽ tham gia vào các hoạt động nhóm như trò chơi, thi đấu âm nhạc, và dự án tập thể nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tinh thần hợp tác.
  • Kỹ năng mềm: Ngoài việc rèn luyện kỹ thuật âm nhạc, học viên cũng sẽ được hướng dẫn và thực hành các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề. Điều này giúp học sinh, sinh viên trở nên tự tin và linh hoạt trong môi trường xã hội, học tập và làm việc.
 
5. Các nội dung tích hợp khác
a) Chương trình học tiếng Anh thông qua môn Toán - Khoa học của iSMART. Hệ thống bổ trợ tiếng Anh trực tuyến - iPRO dành cho học sinh iSMART khối Tiểu học và iPRO 2 dành cho học sinh iSMART khối Trung học cơ sở. Trong quá trình triển khai trong thời gian tới, tiến hành nghiên cứu đưa vào các môn học tích hợp mang tính thống nhất, xuyên suốt từ cấp tiểu học đến trung học và sẽ có kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý trước khi đưa vào khai thác, triển khai.

b) Chương trình bàn tính Soroban: nội dung chương trình gồm 02 học phần chính:
- Finger Arithmetic (Số học trên ngón tay): Học phần này dành cho học sinh mầm non 5 tuổi và học sinh chuẩn bị vào lớp 1. Học phần này gồm 32 buổi học, thời gian học linh hoạt từ 2-4 buổi/ tuần. Kết thúc học phần này, bên cạnh việc phát triển các khả năng tư duy não bộ, học sinh có thể tính toán được các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 100 trên 10 ngón tay.
- Basic (Chương trình cơ bản): có 3 cấp độ gồm: level 1, level 2. Học phần này dạy trẻ trên bàn tính, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng hình hình tưởng tượng với bàn tính ảo ở bán cầu não phải. Kết thúc học phần này, bên cạnh việc phát triển các khả năng tư duy não bộ, học sinh có thể tính nhẩm nhanh các phép tính cộng trừ 2 số nhiều hàng, nhân 1 số và chia 1 số.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây